Trang chủ Liên hệ

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí

Nguyễn Thị Thảo 17/10/2022

Máy lọc không khí là thiết bị có khả năng lọc sạch bụi bẩn và vi khuẩn đem đến bầu không khí trong lành cho gia đình. Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị là gì? Hãy cùng Điện máy Hùng Dũng tìm hiểu qua bài viết sau.

 Máy lọc không khí là gì?

Máy lọc không khí là thiết bị gia dụng giúp cải thiện các vấn đề ô nhiễm không khí, nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình, các bệnh lý về đường hô hấp. 

Thiết bị được trang bị hệ thống màng lọc hiện đại, đạt tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ có khả năng lọc sạch đến 99,97% bụi mịn và vi khuẩn gây hại mang đến cho gia đình không khí sạch, trong lành. 

Máy lọc không khí Electrolux Flow FA31-202GY

 Cấu tạo của máy lọc không khí

Máy lọc không khí được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là phần khung máy, quạt hút va hệ thống màng lọc, mỗi bộ phận có cấu tạo và đảm nhận chức năng khác nhau. 

- Khung máy: là phần bao bọc bên ngoài được chế tạo từ nhựa ABS siều bền, cứng cáp và có khả năng chịu nhiệt, chịu va đập tốt. Chức năng của khung máy là bảo vệ các bộ phận bên trong như động cơ, màng lọc, quạt hút.

- Quạt hút: công suất hoạt động của thiết bị phụ thuộc vào quạt hút, chức năng chính của quạt là hút không khí vào bên trong máy, thông qua hệ thống lọc sẽ đưa không khí ra bên ngoài. 

- Hệ thống màng lọc: có chức năng quan trọng nhất, giúp lọc vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc có trong không  khí. 

 

Nguyên lý hoạt động của máy 

Thiết bị lọc không khí hoạt động dựa trên 2 nguyên lý chính là lọc khí thụ động và lọc khí chủ động.

1. Lọc khí thụ động 

Cơ chế lọc không khí thụ động hoạt động bằng cách sử dụng hệ thống màng lọc để làm sạch không khí. 

Không khí sẽ được hút vào bên trong máy và đưa qua bộ phận lọc để làm sạch và giải phóng trở lại môi trường. 

Bộ lọc không khí thường có nhiều lớp, mỗi lớp được cấu tạo khác nhau. Trên thị trường hiện nay, các dòng máy lọc thường có cấu tạo 3 lớp:

- Màng lọc thô: có thể lọc sạch các loại bụi có kích thước lớn, côn trùng nhỏ, tóc, phấn hoa và lông động vật,...

- Màng lọc than hoạt tính: có tác dụng khử mùi hôi, mùi ẩm mốc, mùi thức ăn cứng đầu bám trong không khí, mùi chất thải, mùi thuốc lá...

-  Màng lọc HEPA: là màng lọc hiện đại nhất, đạt nhiều chứng nhận tiêu chuẩn cấp quốc tế của Châu Âu, Mỹ về khả năng tiêu diệt 99.97% bụi mụn PM 2.599,99% vi khuẩn có trong không khí. 

2. Cơ chế lọc không khí chủ động 

Một số mẫu máy còn được trang bị các công nghệ lọc hiện đại như:

- Công nghệ lọc bụi tĩnh điện: cho phép máy làm nhiễm điện các chất gây ô nhiễm không khí, sau đó sử dụng tấm tĩnh điện để hút chúng vào máy. 

- Công nghệ Ion hóa: sử dụng các ion âm và dương khiến bụi bẩn dính chặt vào đồ vật bên trong phòng. Người sử dụng chỉ cần lau sạch để loại bỏ. 

- Công nghệ tạo khí ozone: có tác dụng làm sạch hầu hết các chất ô nhiễm

- Công nghệ khử trùng nhiệt động: sử dụng nhiệt để xử lý hết các chất gây ô nhiễm bên ngoài không khí.

- Công nghệ diệt khuẩn bằng tia cực tím: sử dụng tia UV để tiêu diệt nấm mốc, virut và vi khuẩn gây bệnh.

Máy lọc không khí kết hợp tạo ẩm Sharp KC-F30EV-W

Ứng dụng của máy lọc không khí trong gia đình

- Được sử dụng để loại bỏ bụi bẩn hiệu quả với các màng lọc hiện đại. 

- Loại bỏ virut, vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc có trong không khí.

- Có khả năng hút ẩm, bắt muỗi.

- Khả năng lọc được bụi mịn PM 3.0, PM 2.5, PM 2.0...

- Khả năng cân bằng độ ẩm giúp bảo vệ hệ thống hô hấp của người dùng. 

Xem thêm: 

Tác dụng của máy lọc không khí đối với sức khỏe cả gia đình

5 thương hiệu máy lọc không khí phổ biến trên thị trường

Các tính năng của máy lọc không khí phổ biến nhất

Trên đây là những thông tin về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng của máy lọc không khí. Hy vọng qua bài viết các bạn đã chọn được sản phẩm phù hợp với gia đình. 

 

Bài viết liên quan